Tình trạng trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ có thể khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy việc này có phải là dấu hiệu bất thường hay có gì cần lưu ý không? Các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.
Tình trạng trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục
Buổi tối khi ngủ, trẻ em thường có dấu hiệu đạp tay chân nhiều khiến bố mẹ lo lắng con ngủ không ngon giấc hoặc lo gặp vấn đề gì làm con khó chịu nên giãy đạp.
Nhất là các cặp vợ chồng lần đầu có con, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé lại càng dễ lo lắng hơn trước tình trạng này của con.
Tuy nhiên bố mẹ không phải quá bận tâm vì theo các chuyên gia, chuyện này khá bình thường do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy bố mẹ chỉ cần cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé là được.
Nguyên nhân khiến trẻ đạp chân tay liên tục
Tuy các chuyên gia đã chỉ ra rằng tình trạng này khá bình thường ở trẻ em và không có gì đáng lo ngại. Cũng như nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giãy đạp ở trẻ là do hệ thần kinh chưa phát triển. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác mà bố mẹ cũng cần biết.
Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
Không chỉ riêng trẻ em mà ai cũng vậy. Khi ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ngủ sát buổi tối thì thường khó ngủ vào buổi đêm hoặc ngủ không sâu giấc. Ở các độ tuổi khác nhau thì trẻ lại có khoảng thời gian ngủ ngày – đêm khác nhau. Trẻ từ 0 đến 4 tuổi thường ngủ 7h – 9h vào ban ngày và 8h – 12h vào ban đêm. Trẻ từ 4 tháng đến 12 tháng thường ngủ ban ngày từ 4h – 5h, ban đêm từ 9h – 10h.
Lý do trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục – Trẻ bị đói
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé khó ngủ, đạp chân tay nhiều. Nếu thấy trẻ ban đêm hay giãy đạp nhiều thì có thể là do bé bị đói, bởi trẻ sơ sinh cần nhiều cữ bú mỗi ngày.
Những ngày nắng nóng, bé bị ra nhiều mồ hôi thì càng cần bú để bổ sung lượng nước cho cơ thể.
Tùy vào số ngày tuổi mà bé cần số cữ bú khác nhau. Trẻ mới sinh cần 8 – 12 cữ bú/ ngày. Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi cần 5 – 8 cữ bú/ ngày. Trẻ lớn hơn từ 7 – 12 tháng tuổi thì cữ bú cũng giảm chỉ khoảng 4 -7 cữ bú/ ngày.
Trẻ bị thiếu vitamin D, canxi
Canxi là khoáng chất có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh. Để hệ thần kinh của bé phát triển cũng rất cần bổ sung canxi có trong nhiều loại thức ăn và sữa mẹ. Nhưng cần có vitamin D làm chất xúc tác để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Vì vậy, mẹ cần bổ sung canxi cho bé, vừa giúp xương phát triển vừa hỗ trợ hoạt động dẫn truyền thần kinh.
Không gian ngủ của bé không thoải mái
Một không gian thoải mái cũng là yếu tố quan trọng để giúp giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Nếu giường bị cộm, trời quá nóng hay muỗi, kiến đốt… đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Lúc này bé dễ bị khó chịu, dẫn đến việc đạp chân tay là điều tự nhiên.
Do thói quen cuộn tròn trong bụng mẹ
Có thể do lúc còn trong bụng mẹ, bé đã quen với tư thế nằm cuộn tròn nên khi ra ngoài không gian rộng hơn sẽ có biểu hiện quơ tay, đạp chân nhiều.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giãy đạp của bé khi ngủ. Bố mẹ giờ có thể hiểu rõ biểu hiện của các bé rồi đúng không?
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục
Sắp xếp chỗ ngủ của bé gọn gàng
Nếu để đồ đạc bừa bãi quanh giường ngủ, khi bé đạp chân tay sẽ rất dễ chạm phải. Nếu không may va vào vật cứng sẽ khiến bé bị đau, có thể làm mất giấc ngủ. Trường hợp bé hay lăn lộn khi ngủ thì mẹ cần che chắn cẩn thận để bé không bị ngã.
Không nên đánh thức khi bé đạp tay chân
Việc đạp tay chân khi ngủ ở trẻ là chuyện bình thường nên bố mẹ hãy để bé giãy đạp thoải mái. Nếu dỗ dành, đánh thức bé thì bé có thể bị quen hơi mẹ và khó tập cho trẻ ngủ một mình sau này. Chỉ khi trẻ tỉnh giấc hẳn hay quấy khóc vào ban đêm thì mẹ mới cần dỗ.
Nếu dỗ trẻ trên 6 tháng tuổi thì không nên cho bé bú bởi ở độ tuổi này bé đã không cần bú nữa và khó để bé cai sữa về sau.
Trên đây là những cách xử lý khi trẻ ngủ đạp tay chân. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này thì các mẹ cũng cần chú ý từ những việc làm hằng ngày.
- Điều chỉnh giấc ngủ của bé một cách hợp lý: Như đã nói ở trên, mỗi độ tuổi bé lại có những khung giờ ngủ ngày đêm khác nhau. Nếu thấy trẻ ngủ ngày quá nhiều, hãy cố gắng hạn chế tình trạng đó để trẻ dễ ngủ hơn vào buổi tối
- Cho trẻ bú trước khi đi ngủ: Trẻ bị đói cũng là nguyên nhân gây ra việc đập tay chân. Vì vậy bạn nên cho bé bú trước khi ngủ để đêm không bị đói.
- Bổ sung vitamin D: Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường và nóng lên toàn cầu rất nghiêm trọng. Việc cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D vào buổi sáng sẽ không còn hiệu quả như trước. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung vitamin D ở các thực phẩm khác, hoặc thêm DHA để hỗ trợ hệ thần kinh của bé phát triển.
- Chuẩn bị chỗ ngủ thoải mái: Bạn nên cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, nhất là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Ánh sáng này sẽ hạn chế hormone melatonin giúp bé dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bố mẹ có thể nắm rõ những biểu hiện và cách xử lý khi trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục. Chúc các bé luôn có giấc ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.