Power BI được xem như một công cụ quản lý dữ liệu vô cùng hiệu quả của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy Power BI là gì và tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Power BI? Cùng chúng mình tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Power BI là gì?
Nhiều người chắc chắn khi nghe từ khoá Power BI sẽ cảm thấy khá xa lạ. Thực tế, đây là một sản phẩm thuộc phân khúc ứng dụng văn phòng của nhà Microsoft, nằm trong nhóm kinh doanh thông minh.
Nhiệm vụ chính của Power BI là tối giản hóa và nâng cao chất lượng của việc thể hiện dữ liệu trên các báo cáo tài chính, doanh số,… Power BI đang có mặt ở 3 nền tảng là website, máy tính và điện thoại. Chính vì thế, ứng dụng này có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng mọi lúc mọi nơi.
Các thành phần của Power BI
Power BI bảo gồm 4 thành phần chính là:
- Power BI Desktop: đảm nhận vai trò xử lý, tập hợp và xây dựng mô hình dữ liệu, nhằm trực quan hóa dữ liệu cho các báo cáo. Đây cũng chính là một phần mềm trên hệ điều hành Windows quen thuộc.
- Power BI Apps: là Power BI ở dạng ứng dụng để sử dụng trên các tảng như Android hoặc iOS.
- Dịch vụ đám mây Power BI Service: còn được biết đến là Power BI Online, là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Power BI cho phép người sử dụng có thể lưu trữ báo cáo, dashboard mọi lúc mọi nơi.
- Power BI Report Server: cho phép người dùng có thể xuất bản báo cáo lên hệ thống Power BI Server của công ty ngay sau khi hoàn thành.
Chức năng của Power BI
Vậy Power BI có chức năng gì? Mặc dù vốn có nhiều điểm ưu việt hơn Excel nhưng nhà Microsoft vẫn liên tục thêm tính năng phân tích dữ liệu vào Power BI. Cụ thể một số tính năng quan trọng nhất của Power BI bao gồm:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): có khả năng nhận dạng hình ảnh và phân tích văn bản trong Power BI. Đồng thời nó cũng tạo mô hình học máy và tận dụng khả năng học máy tự động cũng như tích hợp với Azure Machine Learning.
- Hỗ trợ triển khai hybrid: có tích hợp khả năng kết nối nhiều ứng dụng và cho phép lấy nhiều loại nguồn dữ liệu khác nhau như các ứng dụng của Microsoft, Salesforce và các nhà cung cấp khác.
- Thông tin chi tiết nhanh: Giúp tạo tập hợp con dữ liệu và tự động áp dụng phân tích thông tin đó.
- Hỗ trợ mô hình dữ liệu chung: Power BI cho phép sử dụng tập hợp các lược đồ dữ liệu được chuẩn hóa và mở rộng.
- Tích hợp Cortana: Phổ biến trên ứng dụng dành cho các thiết bị di động. Người dùng có thể truy vấn dữ liệu bằng văn nói (Tiếng Anh) và Cortana sẽ trả lại các kết quả cho câu hỏi vừa được nhập.
- Tùy chỉnh: với Power BI, bạn có thể thay đổi giao diện các công cụ báo cáo, trực quan hóa mặc định hoặc thêm các công cụ mới vào diện.
- API để tích hợp: Dành riêng cho developer xử lý code và các API để nhúng bảng điều khiển của Power BI với phần mềm khác.
- Tự làm sạch làm dữ liệu: người dùng có thể sử dụng Power Query để nhập, chuyển đổi, tích hợp và làm phong phú dữ liệu lớn. Bà dùng dữ liệu đã nhập để làm báo cáo và dashboard.
- Chế độ xem modeling: có khả năng chia các mô hình dữ liệu phức tạp theo lĩnh vực chủ đề thành các sơ đồ riêng biệt. Đồng thời chọn nhiều đối tượng và đặt các thuộc tính chung, xem và sửa đổi các thuộc tính.
Ưu điểm và hạn chế Power BI
Tiếp theo sẽ là sự tóm lược ngắn gọn về các ưu và nhược điểm của Power BI.
Ưu điểm
- Được xây dựng từ nền tảng AI và Machine Learning nên có sự nhạy bén trong việc xử lý dữ liệu.
- Cung cấp báo cáo và dashboard có sẵn.
- Đảm bảo tính bảo mật cao trong việc kết nối các nguồn dữ liệu thông qua đám mây hay hệ thống doanh nghiệp.
- Các bảng dashboard luôn luôn được cập nhật ở real-time.
- Truy vấn ngôn ngữ khi khai thác dữ liệu.
- Tích hợp code Python và R giúp nâng cao chất lượng trực quan hóa.
- Power Query hỗ trợ dễ dàng hơn trong việc sử dụng và làm gọn dữ liệu.
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của người dùng với cơ sở dữ liệu mở rộng.
- Người dùng có thể tạo lịch trình để cập nhật dữ liệu tự động mà không cần tốn thời gian thao tác thủ công.
Khuyết điểm
Dù là Power BI hay bất kỳ ứng dụng nào cũng đều có 2 mặt, ưu điểm và nhược điểm. Chính vì thế, bên cạnh những điểm mạnh kể trên thì Power BI cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Mặc dù được kết nối real-time nhưng nguồn dữ liệu, các báo cáo và dashboard còn khá ít.
- Không chấp nhận những file dung lượng lớn hơn 250MB hoặc bị dữ liệu X nén.
- Chỉ người dùng có cùng tên miền email mới có thể chia sẻ dashboard và báo cáo với nhau.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm cũng như tính năng, thành phần của Power BI. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã thêm nhiều kiến thức bổ ích. Click vào đường link https://microsoft.fptcloud.com/ để hiểu rõ hơn về Power BI và các ứng dụng khác của nhà Microsoft nhé!