Khác với người lớn, nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh có nhiều điểm đặc biệt. Trong một số trường hợp, dựa vào nhịp thở của bé cha mẹ còn có thể xác định xem bé có bị bệnh lý nào về hô hấp hay không. Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh bao nhiêu là khỏe mạnh? Hãy để nội dung bài viết sau đây giúp bạn trả lời vấn đề này.
Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh bao nhiêu là khỏe mạnh?
Ở mỗi tháng tuổi, độ tuổi nhất định, nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Càng lớn nhịp thở trong một phút của bé càng giảm dần. Việc nắm được nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có thể phân biệt khi nào bé khỏe, khi nào bé đang có dấu hiệu bị bệnh lý về hô hấp.
Nhịp thở của bé có thể tính khi bé ngủ hoặc thức. Cụ thể nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh ở trạng thái khỏe mạnh theo độ tuổi như sau:
- Bé từ 0 đến 6 tháng: nhịp thở dao động từ 30 – 60 lần/ phút.
- Bé từ 6 tháng đến 12 tháng: nhịp thở dao động từ 24 – 30 lần/ phút.
- Bé từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở dao động từ 20 – 30 lần/ phút.
- Bé 5 tuổi tới 11 tuổi: nhịp thở dao động từ 12 – 20 lần/ phút.
- Bé từ 12 tuổi: nhịp thở dao động từ 12 – 20 lần/ phút.
Để đếm chính xác số nhịp thở của bé mẹ nên đếm khi bé đang nghỉ ngơi, không nên đếm sau khi bé vừa hoạt động mạnh như chơi đùa, chạy nhảy. Khi này nhịp thở của bé có xu hướng tăng nhanh do cơ thể cần nhiều năng lượng để tham gia các hoạt động trên.
Nhịp thở bình thường của trẻ được đếm bằng số lần lồng ngực của bé hít vào, thở ra trong vòng 60 giây. Nếu bé thở nhanh hay chậm hơn so với số nhịp thở tương ứng với lứa tuổi nêu ở trên thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về hô hấp.
Tại sao cần biết nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên, dựa vào nhịp thở của bé, các bậc phụ huynh có thể xác định xem bé có bị bệnh lý nào không, đặc biệt là bệnh lý về hô hấp.
Chắc hẳn ít bạn đọc biết rằng dựa trên số nhịp thở của bé trong một phút có thể phát hiện ra bé có bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay không.
Thông thường khi bị các bệnh lý này, bé sẽ cảm thấy thở nặng nhọc. Ở giai đoạn nặng hơn, bé cảm thấy khó thở nên nhịp thở tăng nhanh hơn so với bình thường, lồng ngực co rút mạnh. Khi bé có những biểu hiện này, cần cho bé tới ngay các cơ sở y tế để có cách điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Một số bé dù không hoạt động mạnh nhưng vẫn thở nhanh, thở hổn hển thì cha mẹ nên cho bé thăm khám để xác định nguyên nhân. Nhịp thở nhanh hơn bình thường sẽ là biểu hiện của một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,…
Nếu bé có hiện tượng thở gấp khi đang ngủ, đây có thể là dấu hiệu ban đầu cho bệnh ngưng thở khi ngủ, việc khám kịp thời sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm cho bé.
Thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi hệ hô hấp còn khá non yếu, bé dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi, viêm họng. Những bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy việc nắm được thông tin về nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là điều cần thiết với các bậc phụ huynh, đặc biệt là các chị em khi làm mẹ lần đầu, chưa có kinh nghiệm chăm bé. Dẫn tới nhiều trường hợp khi vào viện bé đã bị viêm đường hô hấp giai đoạn nặng, phải điều trị dài ngày, tiêm kháng sinh liều cao khiến bé mệt mỏi, ốm yếu.
Bên cạnh đó, trẻ đã từng bị viêm phế quản, viêm phổi lại thường xuyên bị tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, khí hậu thay đổi. Việc giữ gìn sức khỏe cho bé, hạn chế tối đa mắc bệnh về đường hô hấp luôn được bác sĩ khuyến khích.
Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh có những đặc điểm riêng, khác biệt so với người lớn và trẻ ở giai đoạn thiếu niên. Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này, từ đó có những kiến thức nhất định để chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho bé.