Tiền tệ là công cụ được dùng để mua bán trao đổi hàng hóa, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng có bao giờ bạn tò mò rằng Việt Nam in tiền ở đâu không? Làm sao để nhận biết được tiền thật và tiền giả? Để biết được các thông tin hữu ích về vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc tiền giấy Việt Nam
- Trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến năm 1954, tờ tiền giấy đầu tiên được phép lưu thông tại Việt Nam là đồng Đông Dương, do Pháp phát hành.
- Sau chiến thắng của Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tờ tiền giấy đầu tiên được in ra nhằm khẳng định chủ quyền đất nước tự do. Tiền giấy thời ấy còn được gọi là giấy bạc Cụ Hồ.
- Năm 1951, sau khi ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia. Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia phát hành được đưa vào sử dụng.
- Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước được thống nhất. thì đồng tiền lúc này bị mất giá. Mãi đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định, tiền Việt Nam lại tiếp tục thay đổi và bổ sung thêm nhiều loại tiền mới.
- Năm 1985, trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp và tình hình khan hiếm tiền. Nhà nước đã thống nhất thay đổi tiền để phù hợp cho thời bấy giờ.
- Giai đoạn từ năm 1990, Việt Nam cho in các loại tiền giấy cotton và tiền xu. Tuy nhiên, tiền xu chỉ xuất hiện được vài năm do không phù hợp với mọi người và nhanh chóng trở thành vật lưu niệm.
- Năm 2003 Ngân hàng Nhà nước phát hành và lưu thông tiền Polymer tại Việt Nam. Ngoài ra, còn phát hành thêm một số mệnh giá tiền xu nhưng đến năm 2011, do không phù hợp nên Thủ Tướng Chính phủ đã ngừng đúc loại tiền xu này.
Có bao nhiêu mệnh giá tiền được sử dụng hiện nay? Tiền được làm từ chất liệu gì?
- Các mệnh giá tiền hiện nay được phép lưu hành:
Tiền giấy :
- Tờ 200 đồng
- Tờ 500 đồng
- Tờ 1000 đồng
- Tờ 2000 đồng
- Tờ 5000 đồng
Tiền Polymer :
- Tờ 10.000 đồng
- Tờ 20.000 đồng
- Tờ 50.000 đồng
- Tờ 100.000 đồng
- Tờ 200.000 đồng
- Tờ 500.000 đồng
- Các chất liệu được sử dụng để in tiền:
- Chất liệu in tiền giấy ( tiền cotton ): loại này dễ cháy, dễ ướt, dễ phai mực,.. Tuy nhiên, vì được làm từ 80% là cotton nên tiền không bị mục nát và dễ rách như giấy thường, đôi khi còn được trộn với sợi dệt.
- Tiền Polymer: được cấu tạo gồm ba lớp: lớp phim, lớp giấy nền, phủ mờ và vecni, vì vậy khó rách hơn, trơn, không ướt, lâu phai mực.
Vậy Việt Nam in tiền ở đâu? Cùng tìm hiểu thông tin này ở phần nội dung tiếp theo nhé!
Việt Nam in tiền ở đâu? Để thực hiện in tiền cần tiến hành theo quy trình nào?
Trên thực tế, tiền Việt Nam được xuất ra từ Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Nhưng ít ai biết được rằng, tiền được in từ Nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam. Trụ sở được đặt tại 30 Phạm Văn Đồng – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Quy trình in tiền Việt Nam:
- Kế hoạch in đúc tiền Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và Nhà máy in. Kế hoạch và tiêu chuẩn kỹ thuật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Ở khâu chuẩn bị nhà máy in tiền Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm các công cụ, thiết bị, máy móc để in ấn. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ giám sát quá trình in tiền của Nhà máy.
- Đơn vị in, đúc tiền phải trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in – đúc thử – bản in gốc – khuôn đúc gốc trước khi in và tiến hành đúc chính thức.
- Bên cạnh đó, đơn vị in tiền sẽ đảm bảo về số lượng, chất tiền in. Đồng tiền cần được đúc theo tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại tiề. Và các tiêu chuẩn đó là do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.
Tại sao tiền Polymer ngày nay lại được ưa chuộng hơn tiền giấy Việt Nam ngày xưa?
- Màu sắc đẹp đẽ, thiết kế bắt mắt hơn tiền cũ;
- Về độ bền, Polymer có độ bền hơn tiền giấy, khó nhàu nát, khó xé rách, chống thấm nước nên tuổi thọ cũng cao hơn;
- Tiền Polymer phù hợp khi sử dụng các thiết bị xử lý tiền như: máy ATM, máy đếm tiền,…
- Nhờ phủ một lớp vecni giúp chống ẩm, sạch sẽ và an toàn với người sử dụng;
- Có đặc điểm nhận dạng tiền giả và tiền thật, chống khả năng làm giả tiền bằng máy photocopy, máy in laser hay thậm chí là máy scan,..
Mẹo nhận biết tiền Việt Nam là tiền giả hay tiền thật
- Bạn hãy cầm tờ tiền và soi chúng trước nguồn sáng để phân biệt tiền thật và tiền giả. Nếu thấy có các đường nét tinh xảo và sáng trắng thì đó là tiền thật.
- Vò tiền trong lòng bàn tay. Nếu bạn nắm tờ tiền vào lòng bàn tay rồi thả ra, nếu tiền về trạng thái ban đầu không nhàu nát là tiền thật.
- Vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra độ nhám trên tiền thật và tiền giả.
- Kiểm tra các cửa sổ trong suốt để nhận biết tiền thật tiền tiền giả.
- Dùng máy soi tiền để kiểm tra.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp mọi thắc mắc cho bạn đọc về thông tin Việt Nam in tiền ở đâu và cách để nhận biết tiền giả và tiền thật. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của bạn.